Kết luận Thí nghiệm nhà tù Stanford

Vào ngày 20 tháng 8 năm 1971, Zimbardo thông báo với những người tham gia rằng thí nghiệm đã kết thúc.

Theo lời giải thích của Zimbardo, Thí nghiệm nhà tù Stanford đã chứng minh rằng chính nhà tù giả lập, chứ không phải những đặc điểm tính cách cá nhân, đã gây ra hành vi của những người tham gia. Do sự quy kết này, các kết quả của Thí nghiệm nhà tù Stanford tuơng đồng với kết quả của thí nghiệm Milgram. Trong thí nghiệm Milgram, những đối tượng tham gia ngẫu nhiên đã phục tùng mệnh lệnh thực hiện các cú sốc điện có vẻ nguy hiểm và có thể gây chết người cho một đối tượng khác (một diễn viên).[21]

Thí nghiệm cũng đã được sử dụng để minh họa thuyết bất hòa nhận thức và sức mạnh của quyền hành.

Hành vi của những người tham gia có thể đã bị định hình vì họ biết rằng có những người theo dõi họ (hiệu ứng Hawthorne).[22] Những quản giáo không những không tự kiềm chế vì sợ nhóm thí nghiệm theo dõi, mà còn hành xử hung hăng hơn là khi không có những người giám sát.[21]

Trước thí nghiệm, Zimbardo đã hướng dẫn các quản giáo không tôn trọng các tù nhân theo nhiều cách khác nhau. Chẳng hạn, họ phải gọi các tù nhân bằng số tù thay cho tên thật. Theo Zimbardo, điều này nhằm mục đích giảm bớt tính cá nhân của các tù nhân.[23] Vì không có quyền gì, những tù nhân đã hiểu ra mình chẳng có ảnh hưởng gì với những điều sẽ xảy đến, từ đó ngừng nổi loạn, chấp nhận đầu hàng (bất lực tập nhiễm),[12] và chấp nhận vai trò ít quan trọng của mình khi nhận ra các quản giáo là những người có thứ bậc cao hơn.

Nghiên cứu này có một kết quả tích cực: thay đổi cách điều hành các nhà tù ở Mỹ. Ví dụ, những trẻ vị thành niên bị buộc tội liên bang không còn bị giam chung với các tù nhân trưởng thành trước khi xét xử, do nguy cơ bạo lực.[22]

Ngay sau khi nghiên cứu hoàn thành, ở nhà tù San QuentinAttica đã có những cuộc nổi loạn đẫm máu. Zimbardo đã báo cáo những phát hiện của mình trong thí nghiệm cho Ủy ban Tư pháp Hạ viện Hoa Kỳ.